Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Nền công nghiệp ô tô bất kiên cố vì Anh rời EU



Tuy nhiên, không phải toàn bộ các nhà sản xuất đều có đồng quan điểm với ý kiến trên. CEO của Aston Martin (1.800 lao động) cho biết, việc rời khỏi Liên minh châu Âu khiến đồng bảng Anh giảm giá, điều này có thể tác động tích cực đến việc xuất khẩu xe của hãng.
Tuy nhiên, lợi ích của Aston Martin có thể không đúng với các nhà sản xuất khác và vấn đề cũng không đơn giản như vị CEO này nói.
Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất và phân phối ôtô Anh cho rằng việc rời khỏi EU sẽ mang đến những bất lợi nhất định cho các hãng xe.

Việc ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu nhận được đa số đồng thuận sau kết quả trưng cầu dân ý ngày 24/6 kéo theo nhiều vấn đề cho đất nước này trong thời gian tới. Trong đó, ngành công nghiệp ôtô cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.


Nền công nghiệp ôtô nước Anh sẽ bị ảnh hưởng sau quyết định rời khỏi EU
Ảnh hưởng của ngành công nghiệp ôtô sẽ tác động trực tiếp đến gần 800.000 lao động đang làm việc trong lĩnh vực này.

Hồi đầu năm nay, khi vấn đề rời khỏi EU của Anh được nêu lên, Hiệp hội các nhà sản xuất và phân phối ôtô (SMMT) đã bày tỏ quan điểm muốn chính phủ tiếp tục ở lại khối Liên minh này.

“Ở lại EU rất quan trọng đối với ngành công nghiệp ôtô. Việc này sẽ giúp đảm bảo công việc cho hàng trăm ngàn lao động, duy trì các khoản đầu tư và tăng trưởng”, ông Mike Hawes chủ tịch của SMMT cho biết. “Trong 1 thập kỉ qua, nền công nghiệp ôtô của Anh phát triển mạnh, với những kỉ lục về xuất khẩu, tiêu thụ và sản xuất. Rời khỏi EU có thể kéo theo nhiều rủi ro cho ngành công nghiệp này”, vị chủ tịch SMMT chia sẻ thêm.

Trong năm 2015, nước Anh đạt kỉ lục sản xuất 1,5 triệu xe và 57% số lượng này được xuất khẩu sang các nước châu Âu khác.

Khi còn là thành viên của EU, các chính sách thuế quan không bị áp dụng, các đất nước có chung tiêu chuẩn về sản phẩm. Tuy nhiên, Anh rời khỏi EU điều này sẽ thay đổi, những hiệp định thương mại mới sẽ được thiết lập dựa theo thỏa thuận của các bên.

Tình hình thậm chí phức tạp hơn khi hầu như các nhà sản xuất lớn đều thuộc sở hữu của các quốc gia châu Á. Ngay sau khi việc rời khỏi EU được thông qua, giá cổ phiếu của các công ty này đã giảm đáng kể.

Toyota đã có mặt tại Anh nửa thế kỷ. Trong khi đó, Nissan cũng thuê đến 8.000 lao động tại đây, và có sản lượng 475.000 xe trong năm 2015, xuất khẩu 80% số này sang các nước thuộc EU.

CEO của Nissan, Carlos Ghosn cho biết, trong trường hợp Brexit xảy ra, việc sản xuất tại nhà máy của hãng ở Sunderland sẽ được cân nhắc tùy theo tình hình thị trường. Đây cũng là chia sẻ chung của Toyota, Honda, Ford, GM, tập đoàn VW và Jaguar Land Rover, bởi không nhà sản xuất nào muốn hoạt động tại một môi trường không ổn định.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ các nhà sản xuất đều có đồng quan điểm với ý kiến trên. CEO của Aston Martin (1.800 lao động) cho biết, việc rời khỏi Liên minh châu Âu khiến đồng bảng Anh giảm giá, điều này có thể tác động tích cực đến việc xuất khẩu xe của hãng.

Tuy nhiên, lợi ích của Aston Martin có thể không đúng với các nhà sản xuất khác và vấn đề cũng không đơn giản như vị CEO này nói.

Bởi các hiệp định thương mại mới đối với xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được đưa ra. Nhưng thời gian để những hiệp định này được ban hành thì không ai có thể xác định được và nó có tác động tích cực đến nền công nghiệp ôtô của Anh không cũng còn bỏ ngỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét